Gắn mắc cài ở vị trí nào? Cách gắn ra sao? Mất bao lâu? Có đau ko?
Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu kiến thức rất hay về Cách gắn mắc cài chỉnh nha biên tập đầy đủ các kiến thức chi tiết và khách quan nhất. Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người quan tâm hơn nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm
- R64 Suy Mòn Là Gì – Suy Mòn Do Ung Thư – Hỏi Gì 247
- Các bước dưỡng da với mỹ phẩm La Roche Posay – VnExpress Giải trí
- Cách nấu lẩu bò nấm đập tan mùa đông giá lạnh – Blog Review và Kinh Nghiệm Ăn Uống
- Cách làm bánh da lợn đậu xanh lá dứa ngon, ngọt bùi tại nhà
- Cách làm bánh pancake chocolate ngon nhất quả đất
Gắn mắc cài khi niềng răng là kỹ thuật mà chỉ những bác sĩ chuyên sâu về chỉnh nha mới có khả năng thực hiện. Những bác sĩ nha khoa không chuyên sẽ khó có thể nắm được chính xác quy trình cũng như cách gắn mắc cài. Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết dưới đây
I – Gắn mắc cài trong chỉnh nha có tác dụng gì?
Gắn mắc cài trong chỉnh nha là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng những thiết bị được gọi là ‘mắc cài niềng răng’ được làm từ kim loại, sứ hoặc pha lê đặt lên bề mặt trước hoặc sau của thân răng.
Tác dụng chính của những thiết bị này là neo giữ, nâng đỡ dây cung chỉnh nha và đồng thời cũng là điểm tạo lực giúp răng di chuyển đúng theo ý muốn của bác sĩ.
II – Cách gắn mắc cài trong niềng răng
♦ Quy trình gắn mắc cài tiêu chuẩn
Để việc gắn mắc cài đảm bảo chính xác, an toàn và cho hiệu quả cao quy trình niềng răng cần đảm bảo đúng trình tự của Bộ Y Tế.
Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Trước khi thực hiện gắn mắc cài, bác sĩ sẽ khám tổng quát chụp phim răng để xác định tình trạng bệnh lý. Từ đó lên phác đồ điều trị cụ thể và tư vấn điều trị.
Bước 2: Lấy dấu răng, thiết kế mắc cài
Lấy dấu răng để thiết kế mắc cài phù hợp với tình trạng răng của bệnh nhân.
Bước 3: Xác định vị trí gắn mắc cài
Đây là bước vô cùng quan trọng để mắc cài phát huy hết tác dụng trong quá trình niềng răng. Kỹ thuật gắn khí cụ nha khoa này sẽ được thực hiện như sau:
Trước khi gắn khí cụ lên răng, bác sĩ sẽ sử dụng thước đo chuyên dụng để xác định vị trí của từng vùng răng (Chi tiết tại phần 2.2)
Bước 4: Gắn mắc cài
Sau khi đã thiết lập được vị trí phù hợp, bác sĩ sẽ sử dụng keo nha khoa gắn mắc cài lên răng và sử dụng Laser để hóa cứng. Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ tiến hành gắn dây cung tạo lực cho răng dịch chuyển.
GẮN MẮC CÀI CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?
Xem thêm:: Hướng dẫn thay pin cmos laptop nhanh chóng đơn giản
BS 20 năm kinh nghiệm tư vấn ngay
Duy nhất 15 suất miễn phí
♦ Vị trí gắn mắc cài ở đâu? Kỹ thuật thực hiện như thế nào?
Thiết lập vị trí gắn mắc cài chính xác là phần rất quan trọng trong quá trình niềng răng, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả niềng răng trước và sau.
Thông thường hàm răng của những người phải chỉnh nha đều không giống nhau, do vậy cần những bác sĩ niềng răng giỏi, có chuyên môn cao thực hiện kỹ thuật gắn mắc cài này.
» Đầu tiên, bác sĩ nhất thiết cần phải tuân thủ nguyên tắc luôn nhìn theo hướng chính diện và vuông góc với thân răng cần thực hiện lắp mắc cài, không nên nhìn nghiêng hay nhìn từ 1 phía để tránh sai sót.
» Trong quá trình này, bác sĩ sẽ cần dựa vào sơ đồ vị trí mắc cài (Chi tiết ở phần 2.3) kết hợp với thước đo để đảm bảo mắc cài được gắn một cách chính xác nhất. Cụ thể như sau
- Đối với vùng răng cửa: Thước đo sẽ được đặt một góc 90 độ so với mặt răng.
- Vùng răng nanh và răng hàm nhỏ: Thước đặt song song với mặt phẳng nhai.
- Vùng răng hàm lớn: Thước đặt song song với mặt nhai của chính răng đó.
Sau khi đánh dấu vị trí chính xác trên từng vùng răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên răng.
♦ Sơ đồ & Chỉ số gắn mắc cài như thế nào?
Cũng giống với vị trí, chỉ số gắn của mỗi người sẽ khác nhau và không tuân theo bất kỳ một quy tắc nào. Thông thường, chỉ số này sẽ nằm trong khoảng 2 – 6 mm so với đường viền nướu răng.
+ Nếu kế hoạch điều trị liên quan đến việc nhổ 4 răng hàm nhỏ hoặc 4 răng hàm lớn, bác sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài theo sơ đồ sau:
+ Đối với răng mòn, hoặc mẻ: Việc dùng thước hoặc sơ đồ sẽ không phù hợp do đó cần điều chỉnh vị trí mắc cài hợp lý.
Nếu răng cửa hở 0,5mm có thể đặt mắc cài mắc cài dịch về phía nướu khoảng 0,5 mm so với trong bảng sơ đồ.
Xem thêm:: Ai bảo đi tu là khổ?
+ Đối với răng cửa bị xoay: Nên gắn mắc cài xoay nhẹ để có thể điều chỉnh hoàn toàn lực xoay.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
III – Gắn mắc cài có đau không?
Niềng răng đau, gắn mắc cài đau là nỗi lo của nhiều khách hàng khi chuẩn bị bước vào ‘cuộc chiến’ nắn chỉnh răng.
Thực chất, đặt mắc cài không gây đau, bệnh nhân chỉ đau sau khi gắn, lúc này răng bắt đầu dịch chuyển về vị trí mới.
Có thể dựa vào quy trình lắp mắc cài để biết đau hay không. Bác sĩ chỉ tác động ở bề mặt răng và không hề xâm lấn vào cấu trúc răng.
Lúc này, bệnh nhân chỉ cảm thấy răng hơi khó chịu khi có vật lạ gắn lên trên, đôi khi cảm thấy mỏi miệng khi mở miệng to để gắn mắc cài.
Để biết cảm giác thực sự khi gắn khí cụ này, bạn có thể xem chi tiết review về khách hàng thực tế trên các group niềng răng tại hình ảnh sau:
IV – Gắn mắc cài mất bao lâu thì xong?
Mất bao lâu để gắn khí cụ mắc cài lên bề mặt răng? Điều này sẽ tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ và quy trình thực hiện.
Tại trung tâm nha khoa Paris, bác sĩ chỉ mất khoảng 10 – 20 phút/ ca chỉnh nha. Từ phác đồ điều trị chuẩn, bác sĩ nhanh chóng gắn mắc cài lên răng và hóa cứng mắc cài bằng đèn Laser trong 15 – 25 giây cho mỗi mắc cài.
V – Thắc mắc thường gặp về gắn mắc cài
Ngoài những thông tin cơ bản về đặt mắc cài trong khi chỉnh nha, còn rất nhiều vấn đề được khách hàng quan tâm. Cụ thể được chuyên gia nha khoa giải đáp ngay sau đây.
♦ Tại sao phải gắn mắc cài rồi mới nhổ răng?
Xem thêm:: Phụ nữ muốn giữ chồng phải học cách buông | Báo Dân trí
Nhổ răng trong niềng răng thường được bác sĩ chỉ định với các trường hợp niềng răng vẩu, móm, khấp khểnh, mọc chen chúc.
Tuy nhiên, tại sao trong quá trình niềng răng không nhổ răng trước rồi mới gắn mắc cài, liệu rằng lắp toàn bộ khí cụ cố định vào răng rồi nhổ răng có bị ảnh hưởng không?
Thực chất, nhổ răng đã nằm trong phác đồ điều trị của bác sĩ, việc đeo mắc cài trước khi nhổ răng không hề ảnh hưởng đến hiệu quả của niềng răng. Ngược lại, nó còn đem lại cho bệnh nhân sự thoải mái, dễ chịu bởi:
- Bạn có thời gian thích ứng với khí cụ trong miệng và quen dần với cảm giác ê nhức răng. Sau một thời gian răng dịch chuyển, chân răng yếu hơn nên dễ dàng nhổ bỏ, ít gây đau nhức hơn.
- Điều quan trọng là bác sĩ có thể quan sát sự dịch chuyển của răng trong khoảng 1 – 2 tháng đầu, từ đó đưa quyết định chính xác hơn về số lượng răng cần nhổ khi chỉnh nha.
Thực tế, đã có hàng ngàn ca chỉnh nha thành công được điều trị bằng cách gắn mắc cài rồi mới nhổ răng. Vì vậy, bạn hãy tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ.
♦ Keo gắn mắc cài loại nào tốt?
Được sử dụng để dính mắc cài cố định trên bề mặt răng. Loại keo này được sản xuất có khả năng chịu nước và an toàn với cơ thể con người.
Hiện keo gắn mắc cài 3M là loại được sử dụng phổ biến tại các trung tâm nha khoa uy tín. Đây là sản phẩm của công ty sản xuất vật liệu nha khoa của Mỹ nổi tiếng thế giới.
Chắc hẳn nhiều người muốn tìm hiểu loại keo này để giải nguy khi mắc cài bong buột. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời khi chưa đến nha sĩ thăm khám, bởi việc tự ý lắp mắc cài có thể ảnh hưởng đến quá trình răng dịch chuyển, dẫn đến hiệu quả không như mong muốn.
♦ Nhổ răng sau khi gắn mắc cài cần lưu ý điều gì?
Do việc vệ sinh trong quá trình niềng răng trở nên khó khăn hơn, nên sau khi nhổ răng vết thương dễ dàng bị viêm nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Vì vậy, bạn cần chú trọng đến quá trình chăm sóc răng sau khi nhổ răng. Theo các bác sĩ nha khoa, bạn cần ghi nhớ một vài điểm sau:
- Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không tác động vào vùng nhổ răng trong 1 tuần đầu nhổ răng.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh vùng nhổ răng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày.
♦ Tháo mắc cài được thực hiện như thế nào?
Sau khoảng 12 – 24 tháng điều trị, răng dịch chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ chỉ định tháo mắc cài. Quá trình tháo được tiến hành một cách đơn giản hơn so với gắn mắc cài lên răng
- Loại bỏ chun, dây cung niềng răng
- Tháo bỏ mắc cài
- Vệ sinh keo dán và đánh bóng mặt răng
- Đeo hàm duy trì
Thời gian tháo niềng chỉ mất khoảng 15 phút/ ca. Bạn sẽ không hề cảm thấy đau nhức, khó chịu. Lúc này, bạn sẽ thật sự vui mừng với bộ nhá mới tuyệt đẹp của mình.
Lưu ý rằng, để niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất, hãy đeo hàm duy trì theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
Hi vọng rằng với những giải đáp phía trên về vấn đề gắn mắc cài niềng răng thì bạn đã có được những câu trả lời hữu ích cho riêng mình.
Nếu còn vấn đề nào chưa được giải đáp hoặc chưa hiểu, vui lòng liên hệ 1900.6900 để giải đáp nhanh chóng nhất từ chuyên gia Paris nhé.
Nguồn: https://noithatxinh.net.vn
Danh mục: Tin Tức